Thuận tình ly hôn
Theo điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cả vợ và chồng đều tự nguyện ly hôn gọi là thuận tình ly hôn. Hai bên tự thoả thuận về tài sản và quyền nuôi con.
Nơi nộp đơn là TAND cấp huyện nơi một trong hai người đang cư trú, làm việc. Trường hợp một trong hai người đang sinh sống tại nước ngoài thì thẩm quyền thuộc TAND cấp tỉnh.
Đơn phương ly hôn
Theo điều 56 Luật này quy định về đơn phương ly hôn:
- Nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
- Vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.
- Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích.
- Vợ, chồng không còn đủ năng lực hành vi dân sự, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Theo Điều 51 của Luật này, vợ, chồng đều có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Ngoài ra, người thân của người không còn năng lực hành vi dân sự cũng có quyền yêu cầu ly hôn.
Nơi nộp đơn:
- Không có yếu tố nước ngoài: TAND cấp huyện nơi bị đơn đang cư trú, làm việc. Các bên có thể có thoả thuận khác.
- Có yếu tố nước ngoài: TAND cấp huyện nơi bị đơn đang cư trú, làm việc. Các bên có thể có thoả thuận khác.
Hồ sơ đầu vào chuẩn bị ly hôn
Hồ sơ đầu vào chuẩn bị ly hôn bao gồm:
- Đơn ly hôn (đơn khởi kiện)
- Giấy uỷ quyền (nếu có)
- Giấy yêu cầu luật sư (nếu có)
- Bản tự khai (tuỳ Toà sẽ nhận hoặc chưa nhận)
- CCCD; Hộ chiếu
- Xác nhận cư trú
- Trích lục Giấy đăng ký kết hôn
- Bản sao Giấy khai sinh của các con
- Hồ sơ khác