
Thủ tục xin cấp Visa DN1 và DN2 nhanh chóng, chi phí trọn gói
Khách hàng chỉ cần cung cấp cho chúng tôi một số tài liệu cá nhân cần thiết theo luật định để xin Visa DN.
Lawscom có qui trình đồng bộ với thủ tục cấp visa của cục Lãnh sự và các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam.
Lawscom tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ thông tin cá nhân và bảo mật dữ liệu theo các yêu cầu của luật an toàn thông tin mạng.
Lawscom tư vấn các thủ tục xin cấp thị thực DN cho người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam. Khách hàng có thể nhận tư vấn online hoặc làm việc trực tiếp tại văn phòng Lawscom Hà Nội.
1
Khách hàng gửi yêu cầu xin cấp Visa cho Lawscom
2
Lawscom kiểm tra thông tin và lập hồ sơ.
3
Hồ sơ được gửi đến cơ quan lãnh sự Việt Nam để cấp Visa DN.
4
Khi có kết quả, Lawscom sẽ gửi cho bạn một thông báo
Căn cứ quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 2, Điều 85 Luật BHXH năm 2014; Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc: Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Nghị định này được áp dụng đối với các hợp đồng sau:
– Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
– Hợp đồng cá nhân.
Về mức đóng: Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 2 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.
Về phương thức đóng: Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan BHXH.
Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 85 Luật BHXH năm 2014 này hoặc truy nộp cho cơ quan BHXH sau khi về nước.
Về thủ tục hồ sơ:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS – ban theo Văn bản hợp nhất số 2525/VBHN-BHXH ngày 15/8/2023 của BHXH Việt Nam ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN).
– Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
Người nước ngoài tạm trú qua đêm phải khai báo tạm trú theo quy định.
Theo Điểm g, Khoản 2 Điều 17, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ nếu người nước ngoài không thực hiện khai báo tạm trú qua đêm thì có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 500.000đ – 2.000.000đ hoặc có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Visa thương mại Việt Nam, hay còn gọi là visa doanh nghiệp, visa công tác. Visa thương mại có 2 loại là visa DN1 và visa DN2 được phân biệt như sau:
Cũng như Visa du lịch, khách đến Việt Nam có thể di chuyển và lưu trú ở mọi tỉnh thành tại Việt Nam trong thời hạn Visa có hiệu lực. Visa Thương mại thường có thời hạn từ 1 – 12 tháng (thường là 3 tháng) và có thể gia hạn 1 lần thêm 1 tháng.
© Bản quyền thuộc về Lawscom