Tổng quát về chữ ký số: Đặc điểm và mục đích sử dụng

Lưu ý: Bài viết này có thể chưa cập nhật thông tin mới nên chỉ mang tính tham khảo. Để có thêm những thông tin cập nhật và tư vấn thực chất, vui lòng liên hệ với Lawscom để nhận tư vấn miễn phí từ luật sư. 

Nhận tư vấn từ chuyên gia

Tổng quát về chữ ký số: Đặc điểm và mục đích sử dụng

Khái niệm chữ ký số

Theo quy định của pháp luật và căn cứ vào Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018 NĐ-CP nêu rõ: 

“Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: 

Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa; 

Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”

Hiểu theo khía cạnh tính ứng dụng, chữ ký số được hiểu là một loại chữ ký điện tử. Nó sẽ thay thế hoàn toàn chữ ký tay và sử dụng trên các thiết bị điện tử. 

Chữ ký số được coi như một chữ ký tay cá nhân hay một con dấu của cơ quan, doanh nghiệp. Chữ ký số được pháp luật thừa nhận về mặt pháp lý khi thực hiện giao dịch điện tử. Tiêu biểu một số giao dịch như ký kê khai thuế, hợp đồng điện tử, giao dịch tài chính,…

Đặc điểm của chữ ký số 

Chữ ký số có những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Tính xác thực: Thông qua chứng thư số của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để xác thực danh tính chủ nhân của chữ ký số.
  • Tính bảo mật: Chữ ký số có 2 lớp mã khóa bảo mật là khóa bí mật và khóa công khai.
  • Tính toàn vẹn: Tài liệu có chữ ký số chỉ có thể được mở bởi duy nhất người nhận tài liệu.
  • Tính chống chối bỏ: Chữ ký số không thể thay thế cũng không thể xóa bỏ. 

Đối tượng sử dụng

Đối tượng sử dụng chữ ký số hiện nay bao gồm tất cả mọi cá nhân và tổ chức. Trong công cuộc cải cách số hóa các thủ tục hành chính, tinh gọn bộ máy chính quyền thì việc sử dụng chữ ký số càng được Nhà nước khuyến khích. Điều này giúp cho việc tinh giản thủ tục cũng như kiểm soát hồ sơ được diễn ra dễ dàng hơn.

Mục đích sử dụng

Trên thực tế, chữ ký số bao gồm 3 mục đích chính, quan trọng sau đây:

  • Kê khai, nộp tờ khai, nộp các nghĩa vụ tài chính trong lĩnh vực thuế, hải quan và giao dịch chứng khoán,….
  • Dùng khi doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp. Điều này giúp đơn giản hoá và thúc đẩy công việc diễn ra nhanh hơn.
  • Ký kết hợp đồng thông qua hình thức trực tuyến. Điều này giúp tối ưu về mặt thời gian.

Kết luận

Trong tình hình hiện tại, Nhà nước đang chủ trương tinh giản bộ máy chính quyền. Điều này dẫn tới việc số hóa các hồ sơ, giấy tờ, thủ tục càng ngày càng gần. Việc thay đổi theo xu hướng hiện đại hóa đang ngày càng được đẩy mạnh. Việt Nam đang hướng đến một giai đoạn mà ở đó tất cả các thủ tục hành chính sẽ được tích hợp vào hệ thống dữ liệu quốc gia. Việc người dân sử dụng chữ ký số cũng sẽ giúp lược bổ những thủ tục hành chính lằng nhằng, phức tạp, giúp Nhà nước kiểm soát tốt hơn về kinh tế-xã hội.